Chào mừng tất cả các bạn đã đến với Blog Tết Cổ Truyền Việt Nam !
Chúc các bạn có thời gian thư giãn và nhận được nhiều thông tin hữu ích từ blog.

Nguồn Gốc Tết Cổ Truyền Việt Nam

Tết Nguyên Đán là gì?
Có bao giờ bạn từng thắc mắc Tết Nguyên Đán là Tết gì không? Không phải chỉ là nó là ngày mừng năm mới của Việt Nam ta mà nó còn ý nghĩa sâu xa là gì không ? Không tìm hiểu thì thôi nếu bạn biết được ý nghĩa và nguồn gốc của nó là tết này bạn đã có chút kiến thức để “tám” cùng bạn bè với tư cách như một nhà thông thái đấy. Vì có khi quá hiển nhiên bạn chỉ dừng việc hiểu biết về “Tết Nguyên Đán ” với các từ gần nghĩa sát nhất mà bạn hay nghe từ nhỏ đến giờ là “Tết Ta (không phải tết Tây ), Tết Âm Lịch, Tết Cả. 

Chính xác Tết Nguyên Đán là theo ảnh hưởng của Tết Âm Lịch Trung Hoa , điều này thì ngay trong cái tên “Tết Nguyên Đán” bạn đã liên tưởng đến đây là cái tết có liên quan đến Trung Hoa. Thật vậy nguồn gốc của nó có từ Trung Hoa (thời Tam Hoàng Ngũ Đế). Chữ “Tết” trong “Tết Nguyên Đán” là chữ “Tiết” mà thành, chữ “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, chữ “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm. Vậy bạn có thể đọc là “Tiết Nguyên Đán” và nó có nghĩa gần gũi là “Thời điểm sơ khai khởi đầu năm mới". Người Trung Hoa thường gọi là “Xuân Tiết”. Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1). 

Tất Niên là gi ?
Tất niên không phải là ngày năm mới như cái nghĩa đen của nó, ngày tất niên có thể là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 tháng Chạp (nếu năm đó thiếu ngày 30 Âm lịch). Ý nghĩa thật sự của nó là ngày gia đình sum họp để ăn bữa tối tất niên ấm cúng bên nhau, có người còn làm cỗ cúng tất niên nữa cơ. Mọi thứ chuẩn bị trong ngày tất niên đều đợi đến thời khắc quan trọng nhất là giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng), thời khắc đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Thường để thật sự ý nghĩa bạn sẽ chúc tết đến người thân ngay trong thời khắc này vì mong điều may mắn sẽ đến với họ.

Ý nghĩa xông đất ?
Xông Đất hay còn gọi là đạp đất, mở hàng. Tục lệ này đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày mồng một là ngày khai trương của năm mới. Ngày này mà may mắn thì cả năm sẽ luôn suôn sẽ và thuận lợi nên ai vào nhà sau giờ giao thừa được coi là Xông Đất cho gia chủ. Chú ý hơn thường việc Xông Đất chỉ diễn ra 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu ý nghĩa là mọi việc trong năm mới đều diễn ra trôi chảy và thông suốt.

Truyến Thuyết Lì Xì ?
Lì xì thì ai chẳng biết là tiền người lớn tặng cho trẻ em bỏ trong một bao giấy đỏ. Bao giấy đỏ còn được gọi là Hồng Bao. Có một truyền thuyết về “Lì Xì” :

"Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy."

Với những lý giải đơn giản trên hy vọng sẽ giúp các bạn một phần nào hiểu được một số phong tục ngày tết cổ truyền của quê hương ta. Qua đây, cũng thay mặt anh em làm Blog's chúc Các bạn có một năm mới Mạnh Khỏe - Hạnh Phúc - Thành công - và Gặp thật nhìu nhìu May Mắn!

2 nhận xét:

  1. Thật sự đến bây giờ mình mới hiểu thật rõ về nguồn gốc của ngày tết cổ truyền của quê hương mình....

    Trả lờiXóa
  2. Bây giờ mình cũng mới biết rõ điều này, trước cũng chỉ nghỉ là tết từ xưa lắm rồi ông truyền lại... hihi! bài viết rất hay và hữu ích

    Trả lờiXóa